logo

Thiền - Khí Công Chữa Lành Bệnh Tật

Năng suất - Chất lượng - Giao thương

Hướng dẫn chữa các bệnh liên quan tới dạ dày: viêm loét, trào ngược, đau dạ dày, viêm đại trang mãn tính

15/03/2024
Hướng dẫn chữa các bệnh liên quan tới dạ dày: viêm loét, trào ngược, đau dạ dày, viêm đại tràng mãn tính bằng các phương pháp tập luyện và thảo dược tự nhiên.

     Đau dạ dày và các chứng bệnh liên quan đã, đang và sẽ luôn là một nỗi sợ to lớn đối với rất nhiều người. Rất nhiều người khi theo học Khí Công của Thầy Phúc Thành đều có chung câu hỏi rằng, có phương pháp nào để giúp họ có thể chữa khỏi các bệnh mà họ đang mắc phải hay không, mặc dù họ đã thăm khám tại các bệnh viện, điều trị bằng thuốc Tây Y, rồi dùng đủ các loại thuốc Đông Y, Nam Y được quảng cáo khắp nơi, tuy nhiên bệnh của họ vẫn không hề thuyên giảm.

     Thật vui rằng họ đã tìm đến được đúng nơi cần đến. Thầy Phúc Thành đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ các học viên mắc các bệnh đau dạ dày, viêm loét đại tràng, trào ngược, và nhiều bệnh lý khác, bằng cách kết hợp tập luyện Khí Công Dịch Cân Kinh, các phương pháp ngồi Thiền và Thở đúng cách, và sử dụng đúng sản phẩm bằng thảo dược, giúp hồi phục và tiêu trừ bệnh tật từ căn nguyên của nó. Sau đây sẽ là những chia sẻ, hướng dẫn được tổng hợp, hy vọng sẽ giúp bạn có một kiến thức tốt hơn để lựa chọn phương pháp chữa bệnh cho mình, để đạt hiệu quả cao nhất.

1. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐAU DẠ DÀY
     Dưới đây là những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh đau dạ dày thường gặp nhất, bạn hãy kiểm tra xem là có đúng mình đang bị không nhé.

Triệu chứng thứ nhất: Đau vùng thượng vị

     Đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân đau dạ dày, cảm giác đau âm ỉ, đau nóng rát và tức vùng bụng khiến người bệnh rất khó chịu. Vị trí đau tập trung nhất là vùng bụng đến ngực, đôi khi có thể lan đến cả sau lưng.

    Đau vùng thượng vị ở bệnh nhân đau dạ dày có tính chất cấp tính, nghĩa là xảy ra theo từng đợt. Triệu chứng thường xuất hiện và kéo dài từ 1 – 2 tuần, sau đó giảm dần và biến mất cho đến đợt cấp tính sau.

Cần phân biệt triệu chứng đau vùng thượng vị do đau dạ dày hay các bệnh lý liên quan khác bằng đặc điểm sau:

    Đau vùng thượng vị do đau dạ dày: Cơn đau có tính chu kỳ, thường liên quan đến bữa ăn như sau khi ăn quá no hoặc quá đói trước bữa ăn.

    Đau vùng thượng vị do ung thư dạ dày: Cơn đau không có tính chu kỳ, thường kéo dài triền miên thay vì khởi phát theo đợt.

    Đau vùng thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng: Đặc điểm chu kỳ khá giống với đau dạ dày nên khó phân biệt qua triệu chứng, cảm giác đau nặng nhất là khi thức ăn vào.

    Đau vùng thượng vị do loét tá tràng: Cơn đau thường xuất hiện nhất khi đói và sẽ giảm dần sau khi ăn.

    Chỉ dựa trên triệu chứng này rất khó xác định bệnh nhân bị đau dạ dày hay bệnh lý tiêu hóa, thậm chí là rối loạn tiêu hóa cấp tính. Vì thế cần kết hợp với triệu chứng khác và đôi khi cần xét nghiệm để chẩn đoán.

Triệu chứng thứ hai: Chán ăn, ăn uống kém

     Đau dạ dày thường khiến bệnh nhân chán ăn, kém ăn uống do triệu chứng bệnh gây ra cũng như thức ăn không được tiêu hóa tốt. Sau bữa ăn, đau dạ dày khiến việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng nên người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng, cảm giác khó chịu. Vì thế bệnh nhân cũng không muốn ăn và không thèm ăn.

     Ngoài ra sau khi ăn, bệnh nhân còn bị triệu chứng bỏng rát, đau vùng thượng vị.

Triệu chứng thứ ba có thể gặp phải là cảm giác buồn nôn, nôn.

    Triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở bệnh nhân đau dạ dày mà các bệnh lý xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày cấp, viêm loét dạ dày,… cũng gặp phải. Nôn nhiều và buồn nôn gây ảnh hưởng đến nhiều đến khẩu vị, ăn uống và cả sức khỏe của người bệnh.

    Nôn nhiều kèm theo thức ăn và dịch vị dạ dày dễ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm đau họng và các vấn đề sức khỏe khác. Nôn nhiều dễ khiến bệnh nhân mất nước, rối loạn điện giải. Các trường hợp này cần được truyền dịch, bổ sung điện giải để tránh biến chứng nặng như hạ huyết áp, trụy tim mạch,…

Triệu chứng thứ tư là Ợ hơi

     Đây là triệu chứng quan trọng để phán đoán bệnh đau dạ dày. Bệnh nhân dễ bị ợ chua, ợ hơi kèm theo triệu chứng đau vùng thượng vị.

     Hơi thức ăn hoặc thậm chí thức ăn trào lên thực quản hoặc họng còn gây tổn thương, đau vùng ức mũi hoặc sau xương ức.

     Triệu chứng thứ năm thường gặp khi bệnh tình đã trở nên nghiêm trọng: Chảy máu tiêu hóa

     Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ gây xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh có thể phát hiện triệu chứng này khi có biểu hiện: nôn ra máu tươi hoặc đen lẫn với thức ăn, phân màu đỏ tươi hoặc đen. Cùng với đó, chảy máu tiêu hóa khiến bệnh nhân bị thiếu máu, cảm giác hoa mắt, choáng váng, tụt huyết áp.

     Nếu chảy máu tiêu hóa nặng và không kiểm soát có thể khiến bệnh nhân thiếu máu nghiêm trọng, gây sốc và đe dọa tới tính mạng người bệnh trong thời gian ngắn.

2. NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH ĐAU DẠ DÀY

     Một số nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đau dạ dày là:

  • Do Vi khuẩn HP gây nên
  • Sử dụng nhiều thuốc Tây
  • Stress, suy nghĩ quá nhiều
  • Hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân
  • Rượu bia và các chất kích thích
    Ăn quá nhiều các đồ cay nóng
  • Thói quen xấu trong sinh hoạt

 

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé:

2.1. Do Vi khuẩn HP gây nên

     Hoạt động của một số loại vi sinh vật gây hại: Một trong số những tác nhân chính gây ra căn bệnh đau dạ dày chính là do hoạt động của nhiều loại nấm, vi khuẩn gây hại. Trong đó phổ biến nhất là vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP không chỉ gây ra tình trạng đau dạ dày mà còn là yếu tố thúc đẩy tình trạng xuất huyết, viêm loét dạ dày phát triển nặng hơn. Việc ăn uống nhiều loại thức ăn độc hại, sử dụng nhiều bia rượu sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

2.2. Sử dụng nhiều thuốc Tây

     Việc lạm dụng một số loại thuốc kháng sinh và kháng viêm không steroid sẽ gây ra sự ức chế đối với hệ thống vi sinh vật tồn tại ở trong dạ dày. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày…

2.3. Stress, suy nghĩ quá nhiều

     Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh, từ đó gây mất cân bằng chức năng dạ dày, đường ruột. Hệ quả là làm tăng axit HCl và pepsin trong dạ dày, khiến cho môn vị co thắt, niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.

2.4. Hút thuốc lá

    Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nên đau dạ dày. Nhiều người sẽ nghĩ thuốc lá chỉ gây ra bệnh phổi, nhưngmà ta không thể không nhắc đến đó là bệnh dạ dày.

     Chất độc hại Nicotine có trong thuốc lá thúc đẩy sự bài tiết các acid clohydric và pepsin. Đây là nguyên nhân làm mòn niêm mạc dạ dày, ức chế việc tổng hợp các chất bảo vệ và phục hồi niêm mạc khiến dạ dày bị tổn thương.

2.5. Rượu bia và các chất kích thích

     Chất cồn trong rượu bia sẽ khiến lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá huỷ, dẫn đến việc bị viêm loét, chảy máu dạ dày thậm chí là thủng dạ dày nếu không chữa trị kịp thời. Các chất kích thích này có thể gây ra xơ gan, viêm tuyến tụy… khiến dạ dày tăng co bóp và tiết dịch,, mất cân bằng dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây viêm loét.

2.6. Thói quen xấu trong sinh hoạt

    Ăn không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói, uống nhiều rượu bia, thức khuya, ngủ không đủ giấc hay sống trong tình trạng căng thẳng kéo dài là những lý do mang bệnh đau dạ dày đến gần bạn hơn.

    Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đau dạ dày, dù người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay sau sinh. Vậy nên, bạn đọc hãy lưu ý những nguyên nhân trên để phòng tránh cho bản thân, gia đình không bị mắc nhé!

3. CÁCH CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY

     Chắc chắn bạn đã thử qua rất nhiều cách chữa bệnh rồi, nhưng bệnh vẫn không hề thuyên giảm đúng không? Ngày qua ngày bạn vẫn phải sống chung với sự đau đớn, mệt mỏi do căn bệnh này gây nên. Nhưng yên tâm, nếu thực sự bạn muốn khỏe mạnh, chắc chắn luôn có cách, chỉ cần bạn thực sự quyết tâm và tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn.

Hướng dẫn số 1: Loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh

     Để chữa lành bệnh, tâm lý là một phần quan trọng nhất. Bạn phải có một tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ, không suy nghĩ quá nhiều, tránh xa các áp lực, stress. Làm được điều này, bạn đã đạt được 50% hiệu quả để chữa lành bệnh.

     Tiếp theo, là phải tuyệt đối tránh xa, kiêng cữ các loại rượu bia, chất kích thích, đồ cay nóng, đồ chua, các thực phẩm gây hại cho dạ dày. Khi ăn nên nhai chậm, nhai kĩ, không nên xem tivi hay làm việc khác trong khi ăn cơm; tập ăn uống điều độ, ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc.

     Hạn chế sử dụng thuốc Tây nhiều nhất có thể. Khi bắt buộc phải dùng, nên hỏi ý kiến bác sĩ, để bác sĩ kê các loại thuốc ít ảnh hưởng tới dạ dày nhất có thể.

Hướng dẫn số 2: Tập Thiền và Khí Công

     Thiền sẽ giúp cho bạn luôn có sự thoải mái, thanh thoát trong tâm hồn, loại bỏ mọi phiền não, áp lực, luôn có thể sống an vui, hạnh phúc. Tác dụng của Thiền là vô cùng to lớn, đặc biệt là cho những người bị bệnh đau dạ dày.

     Khí Công là những bài tập giúp bạn đả thông huyết mạch, chân khí trong người, cùng với các bài tập được thiết kế riêng để hỗ trợ điều trị cho từng loại bệnh lý khác nhau. Thầy Phúc Thành đã giúp rất nhiều học viên của mình khỏi bệnh nhờ các bài tập Dịch Cân Kinh và Bát Đoạn Cẩm khí công. Bạn hãy tham khảo các khóa học dưới đây, bao gồm cả các khóa miễn phí của Thầy Phúc Thành, để hỗ trợ chữa bệnh cho mình nhé.

Hướng dẫn số 3: Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược

    Muốn khỏi bệnh, cần phải tìm đúng thầy, bắt đúng bệnh, bốc đúng thuốc. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện rất nhiều cơ sở bày bán, quảng cáo các loại thuốc đông Y gia truyền với lời mời gọi là chữa được dứt điểm bệnh đau dạ dày, tuy nhiên chất lượng các loại thuốc này đều không được kiểm chứng, đa phần mọi người mua về dùng nhưng không có hiệu quả, hoặc thậm chí còn bị các biến chứng khác nặng hơn.

     Nhằm giúp các học viên của mình tránh dùng phải các loại thuốc kém chất lượng, thầy Phúc Thành sẽ giới thiệu một loại thuốc mà thầy đã dùng và tin tưởng: Hỗ trợ tiêu hóa – Đặc trị tiêu hóa Đại Bi Tâm.

     Thành phần thuốc: Chè dây, Khôi nhung, Hoa hòe, Hoàng liên, Nhục đậu khấu, Thần khúc, Mạch nha, Sơn tra, Cao rau sam, Cao lá mơ, Cao lá ổi, Xuyên tâm liên, Trắc bách diệp, Khôi vàng và các dược liệu quý khác.

     Thuốc đã được chính thầy Phúc Thành sử dụng và kiểm chứng, đã hoàn toàn tin tưởng về hiệu quả nên quyết định mang về giới thiệu cho các học viên sử dụng, kết quả đã giúp rất nhiều học viên giảm hẳn, thậm chí khỏi dứt điểm bệnh đau dạ dày, sau khi kết hợp dùng thuốc và tập Thiền, Khí Công đều đặn.

     Bạn có thể tham khảo sản phẩm tại đây: Hỗ trợ tiêu hóa – Đặc trị tiêu hóa Đại Bi Tâm

     Thầy Phúc Thành tin rằng, chỉ cần bạn quyết tâm và kiên trì, cùng với sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ của thầy, sẽ sớm giúp bạn chữa lành được căn bệnh đau dạ dày đeo bám, để có được một cuộc sống an vui, hạnh phúc!

     Nếu bạn cần tư vấn hoặc giải đáp thêm các thắc mắc về cách chữa bệnh đau dạ dày bằng Thiền – Khí Công kết hợp Thuốc Hỗ trợ tiêu hóa – Đặc trị tiêu hóa Đại Bi Tâm, hãy liên hệ trực tiếp với Thầy Phúc Thành theo các liên lạc bên dưới nhé:


MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Triệu chứng đau dạ dày là gì?

     Triệu chứng đau dạ dày đơn giản là tình trạng đau do tổn thương dạ dày, thường do viêm dạ dày, loét dạ dày và ung thư dạ dày. Rộng ra “đau dạ dày” còn chỉ cả tổn thương những cơ quan láng giềng gần của dạ dày trong đường tiêu hóa như tá tràng (phần đầu của ruột non) và thực quản (đường dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày). Để nôm na dễ hiểu ta có thể gọi chung các tổn thương thực quản, dạ dày, tá tràng là “đau dạ dày“ do hình chiếu điểm đau của chúng trên bụng là tương đối giống nhau)

2. Dấu hiệu của bệnh đau dạ dày?

     Triệu chứng đau dạ dày là rất khác nhau giữa các cá nhân, có bệnh nhân đau nhiều, có bệnh nhân đau ít và kiểu cách đau đôi khi cũng rất khác nhau. Tuy nhiên các triệu chứng phổ biến nhất gợi ý bệnh đau dạ dày bao gồm:

  • Đau vùng thượng vị (vùng giữa bụng dưới xương ức và trên rốn một ít).
  • Các cơn đau này thường có thể tức, đau rát bỏng hay đau âm ỉ và thường có liên quan đến buổi ăn như đau lúc đói, đau sau ăn no …
  • Đầy hơi, ậm ạch khó tiêu
  • Buồn nôn và nôn
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen
  • Mất cảm giác ngon miệng


3. Tổn thương dạ dày càng nặng thì đau càng nhiều?

     Thực ra không phải luôn luôn như vậy. Độ đau của dạ dày không luôn luôn tỷ lệ thuận với mức độ trầm trọng của tổn thương dạ dày. Một tổn thương nhỏ ở dạ dày có thể rất đau, rất khó chịu trong khi một ổ loét khổng lồ có thể không có triệu chứng gì, hoặc không đáng kể (loét câm). Thậm chí trong một số trường hợp ung thư dạ dày không gây một triệu chứng trần trọng nào đáng kể.

4. Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày?

    Stress (lo lắng quá mức kéo dài): Về bệnh dạ dày, một nhà Bác học Mỹ đã nhấn mạnh “No acid – No Ulcer“ tức “không acid – không viêm loét (dạ dày). Acid sinh ra được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật ( dây thần kinh số 10). Stress sẽ kích ứng thần kinh hình thành nhiều acid quá mức gây viêm loét.

     Vi trùng Helicobacter Pylori (HP): vi trùng Helicobacter Pylori sống trong niêm mạc dạ dày có thể gây viêm, loét và ung thư dạ dày. Tiệt trùng HP làm giảm viêm loét và nguy cơ ung thư dạ dày.

     Thuốc: Prostaglandin là chất bảo vệ niêm mạc dạ dày và đồng thời là một yếu tố gây viêm. Sử dụng thuốc kháng viêm làm giảm nồng độ Prostaglandin gây ra viêm – loét dạ dày tá tràng.

     Do chế độ ăn – uống: ăn quá nhiều gia vị, quá nhiều chất béo có thể làm dạ dày bị kích ứng đưa đến đau dạ dày. Hậu quả cũng tương tự khi uống quá nhiều rượu, hút thuốc hoặc ăn uống thất thường, ăn uống vội vàng…

     Do bệnh toàn thân: bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan , hội chứng Cushing …

5. Làm thế nào để xác định bệnh đau dạ dày?

     Các bác sĩ dựa vào thăm khám, các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng trong đó nội soi dạ dày cho đến hiện nay là phương pháp hiệu quả nhất.

6. Điều trị đau dạ dày như thế nào?

Viêm loét dạ dày:

  • Thuốc kháng acid để làm nồng độ acid (như thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế H2)
  • Thuốc kháng sinh để tiệt khuẩn Helicobacter Pylori
  • Chế độ ăn: hạn chế thức ăn nóng, cay. Hạn chế thức ăn có thế gây dị ứng với từng cá nhân như Lactose từ sữa hoặc gluten từ bánh mì. Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống lạc quan, giảm lo âu, tránh stress

 

Ung thư dạ dày:

  • Ung thư dạ dày sớm: có thể cắt hớt niêm mạc dạ dày qua nội soi
  • Ung thư dạ dày tiết triển: phẫu thuật.