GIÁM ĐỐC
Lương Y, Khí Công Sư Phúc Thành
Trực thuộc Hội Nam Y Việt Nam
Hotline: 0982 314 688
Zalo: 0982 314 688
Email: thayphucthanh@gmail.com
Kinh lạc là gì? Vì sao tập khí công phải hiểu về kinh lạc?
Bài viết về Kinh lạc dưới đây được thầy Phúc Thành tổng hợp những kiến thức đã được học và được đọc từ nhiều Thầy, nhiều nguồn YHCT của Việt Nam. Mời mọi người cùng theo dõi!
KINH LẠC LÀ GÌ?
Kinh lạc là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là kinh, nhánh của nó gọi là lạc, kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân.
Kinh lạc là gì?
Kinh lạc phân ra hai loại kinh mạch và lạc mạch. Trong kinh mạch gồm chính kinh và kỳ kinh, chính kinh có mười hai sợi, tả hữu đối xứng, tức thủ túc tam âm kinh và thủ túc tam dương kinh, gọi chung mười hai kinh mạch, mỗi kinh thuộc một tạng hoặc một phủ. Kỳ kinh có tám sợi, tức đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đái mạch, âm duy mạch, dương duy mạch, âm kiểu mạch, dương kiểu mạch. Thông thường nhắc đến mười hai kinh mạch và thêm vào hai mạch nhâm đốc gọi chung mười bốn kinh mạch chính.
Lưu ý: Không có bằng chứng khoa học về sự tồn tại của kinh lạc.
- Phế Dần, Đại Mão, Vị Thìn cung.
- Tỳ Tị, Tâm Ngọ, Tiểu Mùi trung
- Thân Bàng, Dậu Thận, Tâm bào Tuất.
- Hợi Tam, Tý Đảm, Sửu Can thông.
HỆ THỐNG KINH LẠC TRONG CƠ THỂ:
Học thuyết kinh lạc là một trong những học thuyết được nghiên cứu công năng sinh lý, diễn biến bệnh lý và các mối quan hệ tương hỗ giữa các tạng phủ trong cơ thể con người, đặc biệt đây cũng là bộ phận trọng yếu xây dựng trên hệ thống lý luận y học. Hệ thống kinh lạc trong cơ thể con người là những đường vận hành của khí huyết toàn thân, giúp cho tạng phủ cơ quan của cơ thể con người liên kết thành một hệ thống hữu cơ thống nhất.
Cấu tạo của hệ thống kinh lạc trong cơ thể.
Cấu tạo của hệ thống kinh lạc bao gồm:
- Kinh mạch: có 12 đường kinh chính, 8 mạch kỳ kinh và 12 kinh biệt.
- Lạc mạch: có phù lạc, khổng lạc và 15 biệt lạc.
Mười hai đường kinh chính
Tại tay gồm có
* Ba kinh âm:
- Thủ thái âm phế
- Thủ thiếu âm tâm
- Thủ quyết âm tâm bào
* Ba kinh dương:
- Thủ thái tiểu trường
- Thủ thiếu dương tam tiêu
- Thủ dương minh đại trường
Tại chân gồm có:
* Ba kinh âm:
- Túc thái âm tỳ
- Túc thiếu âm thận
- Túc quyết âm can
* Ba kinh dương:
- Túc thái dương bàng quang
- Túc thiếu dương đởm
- Túc dương minh vị
Bát mạch kỳ kinh.
Có tác dụng liên lạc điều tiết 12 đường kinh chính bao gồm:
* Nhâm mạch
* Đốc mạch
* Xung mạch
* Đới mạch
* Âm duy mạch
* Dương duy mạch
* Âm kiểu mạch
* Dương kiểu mạch
Sơ đồ sắp xếp của 12 đường kinh chính
Thứ tự 12 đường kinh chính được sắp xếp theo thứ tự như sau:
* Thủ thái âm phế
* Thủ dương minh đại trường
* Túc dương minh vị
* Túc thái âm tỳ
* Thủ thiếu âm tâm
* Thủ thái dương tiểu trường
* Túc thái dương bàng quang
* Túc thiếu âm thận
* Thủ quyết âm tâm bào
* Thủ thiếu âm tam tiêu
* Túc dương minh đởm
* Túc quyết âm can
CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA HỆ THỐNG KINH LẠC
Nối liền trong và ngoài, trên dưới, liên hệ tạng phủ cơ quan
* Liên hệ tạng phủ với hệ thống xương khớp: chủ yếu được thực hiện thông qua 12 đường kinh lạc được nối thông giữa da lông, cơ nhục với nội tạng trong cơ thể.
* Liên lạc giữa các phủ tạng với ngũ quan cửu khiếu: tiền hậu âm, mắt mũi tai…đều có kinh mạch đi qua.
* Mối quan hệ giữa phủ tạng: mỗi tạng phủ gồm có 2 đường kinh mạch quan hệ biểu lý.
* Mối quan hệ giữa những đường kinh mạch: Tuần hành của 12 kinh mạch liên tiếp với nhau, liên hệ ngang dọc giữa 12 đường kinh chính với 8 mạch kỳ kinh, từ đó sẽ tạo nên được sự liên hệ đa dạng giữa lạc mạch và kinh mạch.
Thông hành khí huyết giúp nuôi dưỡng tổ chức tạng phủ
Khí huyết được vận chuyển ra toàn cơ thể để giúp nuôi dưỡng cơ quan tổ chức phải dựa trên hệ thống kinh mạch.
Tác dụng dẫn truyền cảm ứng
Dẫn truyền cảm giác châm chích hoặc kích thích khác, ví dụ như cảm giác đắc khí khi châm.
Cân bằng điều tiết cơ năng
Khi cơ thể bị bệnh làm xuất hiện các chứng khí huyết bất hòa, âm dương thiên suy và thiên thịnh, điều trị bằng châm cứu để phát huy được tác dụng điều tiết kinh lạc và duy trì lại cân bằng.
HUYỆT ĐẠO
12 kinh lạc và các huyệt đạo có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Huyệt đạo chính là vị trí để kinh khí và khí của các tạng phủ đến và đi ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, huyệt còn là nơi để áp dụng thủ thuật châm cứu chữa bệnh. Tác dụng sinh lý của huyệt là chuyển hóa năng lượng khí, cũng là nơi xâm nhập của tà khí. Vì vậy huyệt đạo trên cơ thể có tác dụng rất quan trọng trong chẩn đoán, dự phòng và điều trị bệnh tật.
Các loại huyệt gồm có:
* Kinh huyệt: là những huyệt nằm trên 12 đường kinh chính và mạch Đốc, mạch Nhâm. Kinh huyệt còn được chia ra thành nhiều huyệt khác nhau như huyệt Nguyên, huyệt Du, huyệt Lạc, huyệt Mộ, huyệt Ngũ du (bao gồm tỉnh, huỳnh, kinh, du, nguyên, hợp), huyệt Khích và 8 huyệt Hội.
* Huyệt ngoài kinh hay kinh ngoại kỳ huyệt: là những huyệt không nằm trên đường kinh chính và cũng có thể nằm trên đường đi của kinh nhưng không phải huyệt của đường kinh đó.
* Huyệt ở chỗ đau được gọi là a thị huyệt, do vậy số lượng huyệt là phụ thuộc vào chỗ đau nhiều hay ít.
Tóm lại, hệ thống kinh lạc trong cơ thể là đường vận hành của khí huyết toàn thân. Kinh lạc trên cơ thể giúp cho tạng phủ trong cơ quan lông da cân mạch của cơ thể con người liên kết thành một chỉnh thể hữu cơ thống nhất. Đồng thời, nó còn là nơi nơi phản ánh tình trạng bệnh lý trong tạng phủ biểu hiện ra bên ngoài, cũng như điều trị các bệnh lý gặp phải.
ĐỒNG HỒ SINH HỌC CỦA SỰ VẬN HÀNH KHÍ HUYẾT
Y học cổ truyền gọi đường khí huyết vận hành trong cơ thể là “kinh lạc”. Theo những lang y ngày xưa, 24 giờ mỗi ngày ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc; và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng, còn gọi là “giờ vượng của kinh” đó, tức là thời điểm tốt nhất để các cơ quan chức năng trong cơ thể phục hồi. Đây là quy luật “Tý Ngọ lưu chú” của kinh lạc. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, thì “kinh lạc” cũng tuân theo đồng hồ sinh học của cơ thể.
Và khi có kiến thức về thời gian vận hành tốt nhất của khí huyết, chúng ta sẽ biết cách ưu tiên giờ giấc để có lịch sinh hoạt đều đặn, hợp lý và khoa học. Vậy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về “thời gian biểu” tốt nhất cho cơ thể mình nhé!
24 giờ mỗi ngày ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc
Từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng. Theo y học cổ truyền thi đây là lúc “Đởm kinh” hoạt động.
Từ 1 đến 3 giờ sáng là “Can kinh” hoạt động. Có thể hiểu đây là thời gian để các cơ quan khử độc, bài tiết, miễn dịch – như gan, mật – nghỉ ngơi. Thế nên, nếu muốn nâng cao chức năng điều tiết và phục hồi sau một ngày làm việc, chúng ta cần ngủ trước 11 giờ đêm để bảo vệ túi mật, gan của mình.
Từ 3 đến 5 giờ sáng. Theo y học cổ truyền thì đây là lúc “Phế kinh” hoạt động. Trong thời gian này, cơ thể của chúng ta sẽ đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành, nên các triệu chứng hô hấp như ho, sốt, đổ mồ hôi trở nên dữ dội hơn.
Từ 5 đến 7 giờ sáng. Đây là thời điểm đại tràng co bóp mạnh nhất; nên lúc này nên đi tại tiện để thải chất độc.
Từ 7 đến 9 giờ sáng. Là giờ thịnh của “Vị kinh”, có nghĩa là lúc dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.
1 Từ 9 đến 11 giờ sáng. Là khi “Tỳ kinh” thịnh, tức là thời điểm mà lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất.
Từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Là thời điểm “Tâm kinh” hoạt động. Đây là thời gian âm dương thiếu cân bằng trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh.
Từ 1 đến 3 giờ chiều. Đây là thời điểm mà ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.
Từ 3 đến 5 giờ chiều. Bàng quang kinh hoạt động mạnh, cần uống nhiều nước hơn.
Từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Thận kinh hoạt động tích cực, nên đây là thời điểm thích hợp để những người mắc bệnh liên quan thận, bàng quang tập dưỡng sinh, thả lỏng cơ thể để thúc đẩy quá trình hồi phục, tự chữa lành.
Từ 7 đến 9 giờ tối. Tâm bào kinh hoạt động, có nghĩa đây là thời điểm thần kinh và tim hoạt động mạnh nhất.
1 Từ 9 đến 11 giờ tối. Tam tiêu kinh hoạt động, được hiểu là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để điều hòa cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
Trong quyển “Hoàng đế nội kinh” có viết: “Nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ”. Có nghĩa, khi nằm xuống thì các luồng kinh khí trong cơ thể của chúng ta sẽ quay về nội tạng tương ứng để phục hồi. Đó là lý do chúng ta nên tập thói quen ngủ đúng giờ sau một ngày làm việc, tránh thức khuya lâu ngày khiến đồng hồ sinh học của bản thân lệch đi, dẫn đến sự mất cân bằng gây ra bệnh tật.
Thầy Phúc Thành với nhiều năm dạy khí công, đã nghiên cứu rất kỹ về Kinh lạc
Học Khí Công cần nghiên cứu sâu, nghiên cứu kỹ về thập nhị chính kinh và bát mạch kỳ kinh nha cả nhà.
Liên hệ ZALO thầy để được tư vấn chi tiết về các khóa học khí công, thiền chữa bệnh hiệu quả, tăng cường sức khỏe thân và tâm: 0982314688
Hoan hỷ và an lành thay!