GIÁM ĐỐC
Lương Y, Khí Công Sư Phúc Thành
Trực thuộc Hội Nam Y Việt Nam
Hotline: 0982 314 688
Zalo: 0982 314 688
Email: thayphucthanh@gmail.com
Bí Quyết Thành Công Trong Tập Luyện Khí Công (Phần 2)
III. TÂM Ý KHÍ HÌNH
Ý phải chỉ huy khí, có nghĩa là ý kiểm soát hơi thở cho đúng theo với qui tắc riêng biệt của mỗi bài khí công. Trong khí công tĩnh, ý dẫn khí đi vào các kinh mạch trong một sự quán tưởng cao và chính xác. Trong khí công động không cần phải quán tưởng nhưng cần kiểm soát hơi thở được đúng đắn KHÍ
Tức là hơi thở, nó được chỉ huy bởi ý như đã nói ở trên và khí lại chỉ huy cái HÌNH tức là động tác trong khí công động.
Trong khí công tĩnh thì khí chỉ huy đường đi của kinh mạch, ví dụ hít vào thì quán tưởng đường kinh nào và thở ra quán tưởng đường kinh nào theo đặc tính của mỗi bài khí công. Còn trong khí công động thì hít vào tay chân phải làm sao và thở ra tay chân động tác cũng phải làm sao. Có nghĩa là hít thở trước và động tác phải thực hiện theo với hít thở chứ không bao giờ làm động tác rồi mới hít thở như vậy là sai, tóm lại không bao giờ để cho động tác chỉ huy hít thở HÌNH.
Phải quán triệt trong khí công động, còn trong khí công tĩnh phải thuộc lòng đường đi của kinh mạch trong cơ thể.
Phải thuần thục nhuần nhuyễn, một khi đã múa thì không còn nhớ nó nữa mà là tuôn ra như phản xạ.
Giai đoạn mới học thì không thể như vậy được, do đó người học chưa vội thở trước mà mà tập cái hình sao cho thuộc lòng, dù nhắm mắt không nhớ nó nữa mà vẫn múa mềm dẻo được.
Trong khí công thuộc VINH KHÍ (ví dụ Thái cực Quyền) tạo nội lực trong máu bảo vệ lục phủ ngũ tạng thì cần độ nhu nhuyễn mềm mỏng như tơ, khí mới thông suốt được, tay chân động tác mềm như bún, muốn thế hãy khoan áp dụng thở mà là tập cái hình của mỗi động tác hàng trăm lần hoặc hàng ngàn lần, sau đó mới mong mềm mại, khi đó áp dụng hơi thở vào thì khí mới chạy, mới lưu thông. Còn nếu tay chân vẫn cứng nhắc chút xíu nào đi nữa thì khí vẫn còn bị tắc và sẽ không lưu thông trơn tru được.
Trong những bài khí công thuộc loại luyện VỆ KHÍ (khí bảo vệ cơ thể gân cân cơ như bài Thiết bố Sam, Bát Đoạn Cẩm..) thì phải cần độ cứng gồng tay chân đúng mức để khí lưu thông trơn tru trong gân cân cơ mới bảo vệ cho cơ thể khỏi bị tà khí xâm nhập.
Tóm lại mềm và cứng tùy theo bài khí công VINH KHÍ hay VỆ KHÍ. Nhưng dù bài nào đi nữa cũng phải thuần thục cái hình trước cái đã !
Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, hãy trò chuyện với Thầy Phúc Thành trực tiếp qua Messenger để được hỗ trợ hướng dẫn luyện tập đúng cách, tập đúng bài, đạt được hiệu quả tốt nhất.
IV. TÂM Ý KHÍ HÌNH HỢP NHẤT
Còn với khí công động thì động tác phải mềm mại nhu nhuyễn tối đa. Khi đó khí sẽ dễ dàng đến tận cùng mọi bộ phận, theo chiều hướng: Ý đến là khí đến, khí đến là huyết đến. Kinh mạch sẽ được thông suốt, mọi ứ trệ nhờ đó đều được giải quyết, mọi suy yếu, bệnh hoạn dần dần được tiêu trừ và cuối cùng chính khí sung mãn sẽ dư sức chận đứng mọi ngoại tà xâm nhập”. Đây là nguyên tắc chung của mọi bài khí công nhu thiên về vận khí dưỡng sinh khí công đơn thuần.
Sự quán tưởng không còn là vấn đề chính ở khí công động, có nghĩa là tâm ý khí hình sẽ bổ túc cho nhau, tâm tập trung nhập tĩnh, cái hình thành thạo sẽ đạo dẫn khí theo từng động tác vào các kinh huyệt mạch thích hợp chuyên biệt của động tác đó, ngược lại, ý sẽ thúc đẩy khí vận hành theo các động tác. Đó là tâm ý khí hình hợp nhất.
Trên đây ta đã phân tích kỹ càng và rõ ràng từng giai đoạn trong tập luyện khí công để đạt đến sự thành công nhanh nhất. Thật vậy nếu không theo những nguyên tắc này thì sự tập luyện khó đạt và uổng phí công phu, bệnh lại hoàn bệnh, sự trường thọ sẽ không có được.
Nói thì có vẻ khó khăn nhưng thật ra không khó đâu nếu theo kỹ từng hướng dẫn như trên. Xin chúc các bạn yêu thích khí công sẽ tâm đắc với chúng tôi qua bài viết ngắn gọn này….Và hy vọng sẽ giúp ích một chút gì trong sự tập luyện khí công kiện thân dưỡng sinh để đạt đến cảnh giới trường sinh bất bệnh…